Số lươt người truy cập:

 
 
Website sản phẩm
 
Bài thuốc trị nhức đầu (29/01/2016)
Chứng đau nhức đầu là một triệu chứng thường gặp nhất trong bệnh lư của nhiều bệnh, là cảm giác chủ quan chịu ảnh hưởng do tác nhân bên ngoài (ngoại cảm) hay bên trong cơ thể (nội thương).

Chứng đau nhức đầu là một triệu chứng thường gặp nhất trong bệnh lư của nhiều bệnh, là cảm giác chủ quan chịu ảnh hưởng do tác nhân bên ngoài (ngoại cảm) hay bên trong cơ thể (nội thương). Theo y học cổ truyền, đau đầu gồm nhiều thể: can khí nghịch lên, đàm trọc, huyết ứ, thận khí suy tổn và khí huyết hư... Sau đây là một số bài thuốc trị đau nhức đầu do đàm trọc, huyết ứ.

Đau đầu do đàm trọc uất kết: Người bệnh có biểu hiện nhức đầu, mặt mày xây xẩm, ngực bụng đầy tức, nôn mửa ra đờm dăi, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch huyền hoạt. Phép chữa: Táo thấp hóa đờm (làm ráo thấp và hết đờm). Dùng một trong các bài:

Bài 1: bạch chỉ 10g, vỏ rụt 16g, thổ phục linh 12g, bán hạ 12g, vỏ quưt 12g, gừng sống 8g. Các vị sắc với 600ml nước lấy 300ml, chia uống 3 lần sau ăn và trước khi đi ngủ. Có thể tán giập hăm trong phích mà uống.

Bạch chỉ.

Bài 2: Bán hạ bạch truật thiên ma thang: bán hạ chế gừng 8g, bạch truật 12g, thiên ma 8g, trần b́ 8g, phục linh 12g, mạn kinh tử 10g, cam thảo 4g, sinh khương 8g, đại táo 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Gia giảm: Nếu có đờm thấp uất lâu hóa nhiệt, miệng đắng, thêm hoàng liên 6g, trúc nhự 16g, bạch tật lê 12g, thiên trúc hoàng 8g; nếu đàm thấp trở trệ, ngực bụng đầy tức, chán ăn, thêm hậu phác 12g, chỉ xác 8g.

Gừng sống.

Bài 3: qua đế tán mịn, dùng một ít thổi vào mũi cho hắt hơi là được. Mỗi ngày làm 3 lần, làm 7 ngày.

Hành khô.

Bài 4: bán hạ chế 10g, trần b́ 10g, bạch truật 10g, bạch chỉ 6g, xuyên khung 6g, mạn kinh tử 12g, tế tân 2g. Sắc uống cùng 2g mông thạch cổn đờm hoàn. Công dụng hóa đàm khử thấp, thăng thanh giáng trọc. Chữa đau đầu do đờm và thấp khí thượng ủng, thanh trọc thăng giáng bất thường

Hồng hoa.

Đau đầu do huyết ứ: Người bệnh có biểu hiện đau đầu lâu ngày chữa nhiều không khỏi, đau như dùi châm, chỗ đau cố định, đau tăng khi trời râm hoặc chập tối, có tiền sử chấn thương phần đầu, sắc mặt ám trệ, chất lưỡi tía tối hoặc có ban ứ, mạch tế hoặc tế sáp. Phép chữa: Hoạt huyết hóa ứ. Dùng bài Thông khiếu hoạt huyết thang: xích thược 4g, xuyên khung 4g, đào nhân 8g, hồng hoa 12g, hành khô (lăo thông) 3 củ (18g), sinh khương 12g, hồng táo 7 quả, xạ hương 0,3g. Sắc uống ngày 1 thang. Gia giảm: Nếu đau nhiều, thêm toàn yết 3g, địa long 8g, tế tân 3g, bạch chỉ 8g; do huyết hư do ứ lâu ngày, thêm đương quy 8g, thục địa 12g; khí hư ứ trở, thêm hoàng kỳ 12g, bạch truật 12g; huyết ứ kết hợp hàn tà, thêm quế chi 4g, tế tân 4g; mất ngủ, thêm táo nhân sao 15g, viễn chí 10g.

BS. Tiểu Lan

Theo nguồn suckhoedoisong.vn


 
Các tin tức khác
Ho khi giao mùa (07/02/2018)
7 cách bổ sung chất xơ vào chế độ ăn (29/03/2017)
Những lợi ích của nghệ so với dược phẩm khác (29/03/2017)
Dược phẩm và thực phẩm có thể “đá” nhau (04/01/2017)
Chữa bệnh tận gốc rễ (01/01/2017)
Thuốc trị táo bón: Dùng sai có hại (01/01/2017)
Những nguyên nhân hàng đầu gây đau bụng dưới ở phụ nữ (05/09/2016)
Chắp, lẹo mi mắt - Xác định đúng, điều trị nhanh (05/09/2016)
Dược thiện cho sĩ tử mùa thi (29/06/2016)
5 đồ uống giúp giảm cân nên uống trước khi đi ngủ (29/06/2016)

Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Sản phẩm  |  Tin tức  |  Tuyển dụng  |  Sơ đồ web
Lô 10, Đường số 5, KCN VSIP, B́nh Dương, Việt Nam. Điện thoại: +84 (650) 3757922 - Fax: +84 (650) 3757921 - Email: info@icapharma.com
Copyright © 2010 ICA® JSC. All rights reserved.