Số lươt người truy cập:

 
 
Website sản phẩm
 
SOS cận thị học đường ()

Cận thị học đường (Tật khúc xạ) từ lâu đă là mối quan tâm của hai ngành y tế, giáo dục và cả các bậc phụ huynh. Bên cạnh những thay đổi về kinh tế, xă hội, giáo dục th́ con người cũng phải có cường độ học tập, làm việc cao hơn. Đặc biệt là các em học sinh, sinh viên (HS, SV) phải học tập nhiều hơn về cường độ cũng như thời gian với các phương tiện đa dạng, phong phú (máy vi tính, tṛ chơi điện tử...) đ̣i hỏi mắt phải làm việc liên tục trong cự ly gần đă làm cho tần suất cận thị gia tǎng tới mức báo động.

Đă đến lúc chúng ta phải đưa chương tŕnh chǎm sóc mắt vào thang điểm kiểm tra trong trường học, là khuyến cáo do các chuyên gia về nhăn khoa đưa ra tại Hội nghị khoa học Tật cận thị học đường do Công ty dược phẩm ICA Pharmaceuticals phối hợp với viện Mắt TP. HCM . Tỷ lệ HS cận thị ngày càng nhiều.

Theo điều tra của GS Hoàng Thị Luỹ và các cộng sự tại Tp.HCM vào nǎm 1998 cho thấy tỷ lệ tật khúc xạ chung của HS là 30,5%, trong đó cấp II là 34,5%, cấp III: 26,87%, cho đến nay tỷ lệ này đang có chiều hướng gia tǎng. Tới nǎm 2003, một cuộc điều tra về tật khúc xạ được tiến hành tại 5 trường với trên 5 ngàn HS tại Tp.HCM cho thấy: Tỷ lệ tật khúc xạ, trong đó cận thị học đường tại các trường chuyên gia tǎng đáng kể: Trường Colette nǎm 1998 là 38%, nǎm 2003 lên tới 66,31%. Tỷ lệ cận thị tại trường Lê Hồng Phong nǎm 1998 là 42,7% tới nǎm 2003 tǎng lên 74,33%...

Thực tế cho thấy có sự chênh lệch rất rơ của HS ở nội và ngoại thành, giữa trường chuyên và không chuyên. Tỷ lệ HS nội thành bị cận thị là 69,89% th́ tỷ lệ này ở ngoại thành là 33%; C̣n tỷ lệ HS học trường chuyên bị cận thị là 79,95%, trong khi đó ở các trường không chuyên chỉ có 47,93% HS bị cận thị. Nguyên nhân chính là do sự thiếu hiểu biết của các em về tật khúc xạ cũng như về t́nh trạng sức khoẻ của ḿnh.

Đa phần các em không biết ḿnh bị tật khúc xạ, một số biết ḿnh bị tật khúc xạ nhưng không đeo kính hoặc đeo kính không thường xuyên. Bên cạnh đó do thiếu sự quan tâm của cha mẹ , thiếu sự quan tâm nhắc nhở của cán bộ y tế trường học nên đeo kính không đúng số, không được đưa đi khám mắt và chỉnh kính định kỳ hoặc cũng có thể do các em đến khám tại những cơ sở không có chuyên môn đă dẫn đến t́nh trạng chẩn đoán độ cận thị sai, đeo số sai... làm cho độ cận thị ngày càng tǎng, bị lé... thậm chí có thể dẫn tới mù loà.

Đưa chương tŕnh chǎm sóc mắt ban đầu vào trường học. Hiện nay trên thế giới có khoảng 1/3 dân số bị các loại tật khúc xạ, trong đó cận thị chiếm đa số. V́ vậy Tổ chức Y tế thế giới đă đưa tật khúc xạ vào danh sách những bệnh trọng tâm của chương tŕnh thị giác 2020.

Theo BS Trần Thị Phương Thu, GĐ bệnh viện mắt Tp.HCM th́ cận thị trường học chia làm hai loại: Tật cận thị và bệnh cận thị. Bệnh cận thị là những trường hợp bệnh bẩm sinh, có yếu tố di truyền, độ cận thị thường cao, thậm chí rất cao (trên 20.0 di op). Người bị bệnh cận thị thường có mức độ cận tǎng nhanh, nhiều với cả những người đă trưởng thành. Trường hợp này thường có biến chứng: Thoái hoá vơng mạc, bong pha lê thể, xuất huyết hoàng điểm, xuất huyết pha lê thể, rách vơng mạc... Khả nǎng điều trị cho người bị biến chứng này thường ít có hiệu quả, khả nǎng phục hồi thị lực thấp.

Tật cận thị là bệnh thường bắt đầu ở lứa tuổi HS, đôi khi là thanh niên. Độ cận thường nhẹ và trung b́nh (từ 6 di op trở xuống), mức độ tiến triển chậm, tǎng độ ít, độ cận thường ổn định khi đến tuổi trưởng thành (18-20 tuổi), tỷ lệ biến chứng thấp. V́ vậy nếu công tác chǎm sóc sức khoẻ ban đầu tốt th́ trẻ sẽ thường xuyên được khám mắt để phát hiện bệnh, trong đó có tật khúc xạ ngay từ lứa tuổi mầm non từ đó có thể phát hiện và được điều chỉnh kính đúng để pḥng ngừa những biến chứng như nhược thị, song thị, lé...

Tuy nhiên, Việt Nam cũng như các nước đang phát triển, hệ thống y tế cơ sở c̣n mỏng, nhân sự chưa đủ, trang thiết bị thiếu nên công tác phát hiện và theo dơi khúc xạ chưa được đầu tư. Hiện nay Sở Y Tế và Sở Giáo dục TP. HCM đang thực hiện chương tŕnh chǎm sóc mắt ban đầu, trong đó có khúc xạ học đường. Mục tiêu của chương tŕnh là tuyên truyền giáo dục sức khoẻ cộng đồng, khám sàng lọc phát hiện và điều trị. Nhưng thực tế khi xem xét lại tại các trung tâm Y tế quận huyện, chưa có kỹ thuật viên chuyên trách về công tác khúc xạ. V́ vậy công việc khám sàng lọc khúc xạ chỉ đơn thuần là đo thị lực, sau đó bệnh nhân có thể đi đo khúc xạ tại bật kỳ tiệm kính nào mà không hề biết chất lượng khám như thế nào.

Chúng ta cần bổ sung kỹ thuật viên đo khám khúc xạ tại các trung tâm y tế quận huyện để có thể thực hiện việc phát hiện, ghi toa kính và tư vấn, theo dơi cho bệnh nhân có tật khúc xạ, nâng cao chất lượng chǎm sóc sức khoẻ cho cộng đồng. Bên cạnh đó, ngành y tế nên phối hợp với ngành giáo dục đưa chương tŕnh chǎm sóc mắt ban đầu vào trường học để hướng dẫn, tuyên truyền vệ sinh thị giác, xây dựng môi trường ánh sáng đúng tiêu chuẩn cho HS nhằm ngǎn ngừa bệnh mỏi điều tiết giúp HS có sức khoẻ tốt hơn.

Tổ chức việc khám mắt và tật khúc xạ định kỳ, tuyên truyền các phương pháp phát hiện giảm thiểu nguy cơ biến chứng do không được điều trị hoặc do tật khúc xạ nặng gây ra qua đó sàng lọc HS có thị lực kém bị tật khúc xạ để điều trị, giúp cho công việc khám mắt được thực hiện một cách toàn diện, có chất lượng và quan trọng hơn nữa là giảm t́nh trạng cận thị học đường cho HS.  

(Theo Website ĐCS)


 
Các tin tức khác
Nghị quyết 02/2019 của HĐQT Công ty ICA (20/05/2019) (16/07/2019)
Tiệc tân niên năm 2019 (20/02/2019)
Tiệc tất niên năm 2018 (20/02/2019)
ICA du lịch hè Phan Thiết - 2018 (16/10/2018)
Tiệc tân niên 2018 (28/02/2018)
Tiệc tất niên 2017 tại Vũng Tàu (07/02/2018)
Nghị quyết 05/2017 của HĐQT Công ty ICA (25/12/2017) (25/12/2017)
Nghị quyết 04/2017 của HĐQT Công ty ICA (25/12/2017) (25/12/2017)
Nghị quyết 03/2016 của HĐQT Công ty ICA (05/03/2016)
Tiệc tân niên Công ty ICA năm 2016 (15/02/2016)

Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Sản phẩm  |  Tin tức  |  Tuyển dụng  |  Sơ đồ web
Lô 10, Đường số 5, KCN VSIP, B́nh Dương, Việt Nam. Điện thoại: +84 (650) 3757922 - Fax: +84 (650) 3757921 - Email: info@icapharma.com
Copyright © 2010 ICA® JSC. All rights reserved.